Những cây cột cao gần 5m treo trên trần chùa mà không chạm đất khiến các nhà nghiên cứu đau đầu về phương pháp xây dựng cũng như ý đồ của người xưa.
Ở trung tâm ngôi làng Lepakshi ở Andhra Pradesh là một công trình kiến trúc cổ xưa của Ấn Độ, một ngôi đền có các cột không hề chạm đất. Dựa trên nguồn gốc xa xưa, hiện tượng kỳ lạ này đã khiến ngôi chùa trở thành tâm điểm nghiên cứu, đặt ra câu hỏi về phương pháp cũng như ý đồ xây dựng những cây cột.
Xem thêm thiết bị điện Omron
Ngôi đền Veerbhadra ở làng Lepakshi nổi tiếng với nhiều bức tranh tường khảm và tác phẩm điêu khắc có niên đại từ thế kỷ 16, nhưng nổi tiếng nhất là cây cột nổi dường như thách thức định luật trọng lực. Các cây cột cao khoảng 4,6 mét, được trang trí bằng những hình chạm khắc phức tạp và có vẻ như được treo từ trần nhà, các cây cột hầu như không chạm đất, cho phép một tấm vải hoặc khăn tắm lọt qua các khoảng trống.
Có thể bạn quan tâm dịch vụ chuyển nhà trọn gói quận 9
Theo lý thuyết đá lồng vào nhau, các cột có thể được cấu tạo từ nhiều viên đá cân đối hoàn hảo, tạo cảm giác như một vật thể đang lơ lửng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào để chứng minh điều này. Những người khác suy đoán rằng cột có thể đã rỗng một phần, làm giảm trọng lượng của nó và khiến nó có vẻ như đang nổi. Ngoài ra, do hoạt động địa chấn cao trong khu vực, nhiều học giả tin rằng thiết kế độc đáo của các cột có thể là ý định của những người xây dựng ngôi đền nhằm giúp tòa nhà chịu được động đất tốt hơn.
Thời thuộc địa, một kỹ sư người Anh đã cố gắng khám phá bí ẩn đằng sau những cây cột treo của ngôi đền Lepakshi. Anh ta cố gắng di chuyển cây cột ra khỏi vị trí ban đầu. Vụ tai nạn khiến một phần mái chùa bị sập nhưng cũng khiến cây cột có vẻ huyền bí hơn, thu hút nhiều người đến tham quan, nghiên cứu.
Tầm quan trọng lịch sử của ngôi đền Lepakshi nằm ở mối liên hệ của nó với Đế chế Vijayanagar, một trong những đế chế nổi bật và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Nam Ấn Độ. Đế chế, được cai trị bởi các triều đại Sangarma và Saruva, đạt đến đỉnh cao giữa thế kỷ 14 và 17, và việc xây dựng ngôi đền Lepakshi trong thời kỳ nói trên là minh chứng cho những thành tựu nghệ thuật, văn hóa và tôn giáo của đế chế này.