Chống thấm sàn mái bê tông là việc cực kỳ quan trọng trong xây dựng. Vào mùa mưa ẩm, tình trạng nứt sàn, ứ đọng nước lâu ngày gây ẩm mốc gây mất thẩm mỹ. Hiện nay, có rất nhiều các vật liệu chống thấm. Theo kinh nghiệm đã sử dụng, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 4 loại vật liệu chống chấm sàn mái hiệu quả nhất. Mời các bạn tham khảo!
I. Sử dụng vật liệu chống thấm sàn mái bê tông
1. Keo chống thấm chuyên dụng

Loại keo chống thấm sàn bê tông được sử dụng phổ biến là TX – 911 có cấu tạo từ Bitum và PU. Đối với sàn bê tông bị nứt sẽ bơm keo trực tiếp để trám vết nứt. Khi đã xử lý xong thì mới dùng vật liệu chống thấm toàn diện.
Vì là keo chuyên dụng nên khả năng đàn hồi của keo rất lớn. Bởi vậy keo có thể bít vết nứt trong thời gian dài.
Dưới tác động của thời tiết, đặc tính của keo sẽ thay đổi thích hợp như giãn nở hoặc co vào. Do đó sàn bê tông không lo bị thấm dột hay rạn nứt vào ngày mưa, nắng nóng.
>>>>> Xem thêm: Cách chống thấm tường nhà bị rạn nứt, mới xây hiệu quả
2. Chống thấm sàn mái bê tông bằng nhựa đường

Vật liệu có khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt khi được đun nóng chảy chính là nhựa đường. Vật liệu này sẽ tạo lớp màng dày, ngăn cản nước triệt để.
Để chống thấm sàn bê tông, sau khi dùng keo bít vết nứt thì đây là thời điểm lý tưởng để quét nhựa đường. Bên cạnh đó, nhựa đường cũng có tính đàn hồi ưu việt, vì thế tuổi thọ sẽ kéo dài hàng chục năm.
Trong 4 loại vật liệu được ưa chuộng thì chống thấm bằng nhựa đường là vật liệu nổi bật nhất. Nhựa đường cũng hay dùng cho các công trình thấm dột nghiêm trọng.
3. Chống thấm sàn mái bê tông bằng Flinkote

Đây là vật liệu sử dụng trực tiếp giúp cho thợ thi công tiết kiệm thời gian, công sức. Flinkote được xem là chìa khóa cho những mái nhà bê tông bị nứt. Hiệu quả mà Flinkote mang lại đã được công nhận trên toàn thế giới.
4. Chống thấm sàn mái bê tông bằng Sika

Đây là một trong những những vật liệu phổ thông nhất và có công dụng tương tự như là nhựa đường hay Flinkote. Mái bê tông bị nứt sẽ sử dụng Sika với điều kiện các vết nứt đã được xử lý.
Sika có dạng hóa chất lỏng, khả năng thẩm thấu tốt. Hiệu quả của Sika cũng có thể kéo dài hàng chục năm. Ưu điểm của Sika là thi công tương đối dễ dàng.
II. Hướng dẫn thi công chống thấm sàn bê tông

- Bước 1: Xác định vị trí vết nứt chính xác
- Bước 2: Tiến hành đục gạch tại vị trí vết nứt, đục đến khi nào vết nứt kết thúc mới dừng lại
- Bước 3: Sử dụng máy mài bê tông cầm tay, mài cho vết nứt hiện ra rõ hơn
- Bước 4: Cắt mở rộng vết nứt bằng máy cắt cầm tay theo hình chữ V. Chiều sâu từ 2 đến 3cm
- Bước 5: Vệ sinh vết nứt sau khi cắt
- Bước 6: Sử dụng hồ dầu tưới lên bề mặt vết nứt và tiến hành đổ vữa Grout lên vết nứt
- Bước 7: Đợi vữa Grout khô thì quét phụ gia chống thấm lên vết nứt và rải lưới thủy tinh gia cường lên khi lớp chống thấm lần 1 chưa khô
- Bước 8: Sau khi phụ gia chống thấm khô, quét thêm 1 đến 2 lớp nữa. Chờ cho tới khi khô hoàn toàn thì tiến hành láng vữa chống thấm
- Bước 9: Ngâm thử nước để kiểm tra
*Lưu ý: Các bước thi công chống thấm sàn trên chỉ có tác dụng về mặt chống thấm và không có tác dụng về mặt kết cấu chịu lực.
Như vậy Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với các bạn 4 vật liệu chống thấm sàn mái bê tông phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay. Hi vọng qua những thông tin trong bài, các bạn có thể áp dụng hữu ích vào trong thực tế.